Mực in là dạng hỗn hợp huyền phù gồm các thành phần chính: Chất liên kết, chất tạo màu, dung môi, ngoài ra còn có các chất phụ gia nhằm điều chỉnh các tính chất khác nhau của mực như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô, độ pH ... Công thức mực khác nhau quyết định bởi công nghệ in khác nhau.
Nguyên liệu chính cho sản xuất mực in bao gồm bột màu, chất kết dính, dung môi và các chất phụ gia.
- Bột màu:tạo màu sắc cho mực in
- Nhựa: Liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc vào bề mặt được in.
- Dung môi:Tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề mặt vật liệu in.
- Phụ gia: Cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in.
Bột màu: là những hợp chất có khả năng tạo màu cho các vật khác, bao gồm bột màu (pigment) và thuốc nhuộm (dye).
Bột màu gồm hai loại hữu cơ và vô cơ. Bột màu vô cơ được làm từ các khoáng tự nhiên, trong khi loại hữu cơ được làm từ các hợp chất hóa học nhân tạo. Hạt bột màu khi được tạo ra có kích thước rất nhỏ khoảng 0.01-0.05 µm, tuy nhiên chúng có khuynh hướng liên kết với nhau tạo thành khối bột màu có kích thước lớn hơn khoảng 50-100 µm. Trong quá trình sản xuất mực in, các khối bột màu được phân tán, nghiền nhằm phá vỡ liên kết của khối bột màu và kết quả là các phần tử nhỏ hơn được tạo thành kích thước nhỏ nhất có thể để cho lực màu tốt nhất cũng như gia tăng tính trong suốt của mực.
Vai trò của bột màu:
Tạo màu sắc.
Tạo độ bóng.
Kháng ánh sáng, bền nhiệt độ, bền dung môi …
Nhựa: Liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc vào bề mặt được in.
Dung môi: dung môi là hợp chất hoặc hỗn hợp có khả năng khuyếch tán các phân tử hay ion của chất khác để tạo thành dung dịch.
Phụ gia: Phụ gia được sử dụng để cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in. Tuy nhiên lượng phụ gia cho vào phải theo tỷ lệ
thích hợp.